Chung cư JSC34
Xin mời bạn đăng nhập vào Diễn đàn Chung cư JSC34

Join the forum, it's quick and easy

Chung cư JSC34
Xin mời bạn đăng nhập vào Diễn đàn Chung cư JSC34
Chung cư JSC34
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Dự án chung cư Thăng Long Victory
Nhiều bài học từ vụ cháy chung cư 18 tầng EmptyMon Jan 04, 2016 2:35 pm by manh941991

» Thiên nhiên trong lành sảng khoải tại chung cư đồng phát park view
Nhiều bài học từ vụ cháy chung cư 18 tầng EmptyThu Dec 31, 2015 11:40 am by manhthang13787

» Chung cư thăng long victory
Nhiều bài học từ vụ cháy chung cư 18 tầng EmptyThu Dec 24, 2015 2:21 pm by manh941991

» HD mon city chung cư cao cấp giá rẻ
Nhiều bài học từ vụ cháy chung cư 18 tầng EmptyFri Dec 18, 2015 3:09 pm by manh941991

» Tòa nhà chung cư hh1 linh đàm
Nhiều bài học từ vụ cháy chung cư 18 tầng EmptyTue Dec 01, 2015 1:53 pm by manh941991

» Chung cư Eco Green City Nguyễn Xiển và những lý do nên chọn mua
Nhiều bài học từ vụ cháy chung cư 18 tầng EmptyMon Nov 30, 2015 4:17 pm by phukienso247

» Chủ đầu tư dự án Eco Green city Nguyễn Xiển.
Nhiều bài học từ vụ cháy chung cư 18 tầng EmptyMon Nov 30, 2015 4:11 pm by phukienso247

» Tiến độ thanh toán căn hộ tại Eco Green City Nguyễn Xiển như thế nào?
Nhiều bài học từ vụ cháy chung cư 18 tầng EmptyMon Nov 30, 2015 3:59 pm by phukienso247

» Mở bán chung cư Eco Green City
Nhiều bài học từ vụ cháy chung cư 18 tầng EmptyMon Nov 30, 2015 3:49 pm by phukienso247

Affiliates
free forum


Nhiều bài học từ vụ cháy chung cư 18 tầng

Go down

Nhiều bài học từ vụ cháy chung cư 18 tầng Empty Nhiều bài học từ vụ cháy chung cư 18 tầng

Bài gửi  nguoixaydung Mon Apr 05, 2010 9:15 am

Nhiều bài học từ vụ cháy chung cư 18 tầng - Nguồn: Theo CAND
08:45:00 12/03/2010
Có quá nhiều điểm bất hợp lý trong công tác PCCC nhà chung cư cao tầng đã bộc lộ từ vụ cháy tại chung cư 18 tầng JSC 34, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục, nếu không, còn nhiều thảm họa tương tự sẽ diễn ra...
>> Nguyên nhân cháy chung cư 18 tầng là từ buồng rác

Sáng 11/3, cơ quan điều tra đã tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ cháy tại chung cư 18 tầng JSC 34, ngõ 164 Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội, làm 2 người chết, 4 người bị thương. Cảnh sát PCCC đã cứu thoát 44 người bị mắc kẹt trên tầng cao

18h ngày 10/3, xảy cháy ống kỹ thuật rác (hố thu rác) của đơn nguyên A chung cư 18 tầng - JSC thuộc Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng số 34, ngõ 164 Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân. Đám cháy đã tỏa ra nhiều khói và lan ra các sảnh, hành lang, cầu thang, các phòng, gây khó khăn trong việc thoát nạn của những người sinh sống trong tòa nhà.

Sau khi nhận tin báo cháy, Phòng Cảnh sát PCCC Công an Hà Nội đã điều 80 cán bộ, chiến sỹ cùng 8 xe chữa cháy (trong đó có 2 xe thang) phối hợp Phòng CSGT, Công an quận Thanh Xuân, Cảnh sát 113, Công an phường Nhân Chính, Ban chỉ huy Quân sự quận Thanh Xuân, Trung tâm Y tế 115 và Ban quản lý tòa nhà tổ chức chữa cháy, cứu người bị nạn. Phòng Cảnh sát PCCC đã sử dụng 2 xe thang cứu người tại các ban công và phân công cán bộ, chiến sỹ dìu, cõng 44 người (có 2 người nước ngoài, còn lại chủ yếu là người già và trẻ nhỏ) mắc kẹt trên các tầng cao ra khu vực an toàn.

Sau 30 phút, đám cháy đã được khống chế, không để cháy lan sang nhà ở của các hộ dân. Vụ cháy không gây thiệt hại nhiều về tài sản, song đã làm 2 người chết do ngạt khói là chị Vương Lan Phương, 43 tuổi và con trai Lưu Gia Minh 10 tuổi, ở phòng 1810 (tầng 18) của tòa nhà.

Sáng 11/3, cơ quan CSĐT Công an quận Thanh Xuân đã phối hợp Phòng Cảnh sát PCCC và trưng cầu Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) tổ chức khám nghiệm hiện trường vụ cháy. Toàn bộ ống xả rác từ tầng 1 lên đến tầng 18 đã bị cháy trụi, cửa ra vào phòng thu rác các tầng bị vỡ; cửa xả rác (theo tiêu chuẩn phải thiết kế bằng vật liệu chống cháy) cũng cháy rụi.

Tiếp tục đi theo cầu thang thoát hiểm lên các tầng trên, chúng tôi thấy dấu hiệu muội khói đen nhiều nhất ở các tầng 16, 17 và 18. Đặc biệt, ở tầng 18, mật độ muội khói dày đặc, thành một lớp hắc ín dày dưới sàn nhà và trên tường, dọc theo hành lang dẫn đến cầu thang máy và thang bộ thoát hiểm.

Chung cư 18 tầng JSC34, nơi xảy ra hoả hoạn.

Đường thoát hiểm của tòa nhà "có vấn đề"?

Theo quan sát của chúng tôi tại buổi khám nghiệm hiện trường, có quá nhiều bất hợp lý trong thiết kế tòa nhà xảy ra hỏa hoạn này. Trước hết về đường ống thu rác, nơi xảy ra hỏa hoạn. Theo nguyên tắc, ống thu rác phải được thiết kế bằng vật liệu chống cháy như bê tông, tôn kẽm hoặc inox. Tuy nhiên, thực tế vụ hỏa hoạn đã thiêu cháy toàn bộ ống thu rác và các cửa xả rác cho thấy khi lắp đặt đã sử dụng vật liệu dễ cháy.

Bất hợp lý thứ hai dễ nhận thấy là cửa xả rác của từng tầng nhà được thiết kế liền kề, song song với cầu thang máy và đối diện với buồng thang thoát hiểm. Chính vì vậy, khi cháy từ ống xả rác đã ảnh hưởng đến đường thoát hiểm của người dân. Ngoài buồng thang thoát hiểm trên, cuối hành lang của mỗi đơn nguyên trong tòa nhà còn có một cầu thang bộ, nhưng không được thiết kế buồng thang. Đây chính là "đường dẫn khói" từ các tầng dưới lên khi xảy ra cháy. Trong vụ cháy này, cầu thang hở trên đã khiến khói bốc từ tầng dưới lên, bịt tất cả đường thoát nạn của người dân.

Đại úy Nguyễn Thành Vinh, Đội phó Đội Cảnh sát PCCC Từ Liêm, thời điểm vụ cháy xảy ra, tòa nhà bị cắt điện nhưng khi Cảnh sát PCCC tiến hành cứu người bị nạn, tại hành lang các tầng nhà không thấy hệ thống đèn chiếu sáng sự cố. Theo quy định, các tòa nhà cao tầng phải có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn dọc hành lang. Hệ thống này sử dụng nguồn điện ưu tiên riêng, hoạt động ngay cả khi đã ngắt hệ thống điện tòa nhà. Sáng 11/3, khi cùng lực lượng khám nghiệm hiện trường lên tới tầng 17, 18 của tòa nhà, chúng tôi cũng không thấy dấu hiệu hoạt động của hệ thống đèn chiếu sáng sự cố này.

Điểm cháy tại xe hứng rác và cửa xả rác tại tầng một chung cư 18 tầng JSC34.

Nguy cơ cháy tiềm ẩn tại nhà cao tầng

Trao đổi với phóng viên Báo CAND, Thượng tá Nguyễn Đình Bính, Phó trưởng Phòng Cảnh sát PCCC Công an Hà Nội cho biết: Hiện trên địa bàn thành phố có 364 nhà cao tầng (từ 10 tầng trở lên) là văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại và căn hộ chung cư. Đối với các tòa nhà chung cư đều được cơ quan PCCC thẩm duyệt PCCC trước khi thi công, nghiệm thu hệ thống PCCC trước khi đưa vào hoạt động. Nhưng trong quá trình khai thác, sử dụng, phần lớn các nhà chung cư chưa đảm bảo an toàn PCCC như không được bảo dưỡng, bảo trì, vận hành thường xuyên nên hệ thống PCCC, hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn bị hỏng, không hoạt động được.

Lực lượng bảo vệ tại các tòa nhà chưa được huấn luyện đầy đủ nghiệp vụ PCCC, khi xảy cháy rất lúng túng trong vận hành các hệ thống PCCC đã được trang bị. Ý thức chấp hành các quy định PCCC của một số công dân trong tòa nhà rất kém như đun nấu, để các đồ dùng gia đình tại hành lang, buồng thang thoát nạn, đốt vàng mã không đúng nơi quy định, đổ tro, than đang cháy vào ống thu rác v.v... Điển hình như trong năm 2009 xảy 2 vụ cháy tại nhà 25 tầng trên phố Vũ Ngọc Phan, quận Đống Đa và chung cư khu đô thị Mễ Trì Hạ, Từ Liêm.

Tại nhiều tòa nhà, người dân cho thuê làm văn phòng hoặc kinh doanh buôn bán, do đó mật độ người trong tòa nhà tăng cao, ảnh hưởng đến công tác thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. Mặt khác, do chuyển đổi công năng từ nhà ở sang văn phòng nên sử dụng nhiều thiết bị điện, dẫn đến tình trạng quá tải, chập điện gây cháy.

Tại một số tòa nhà, cửa vào các buồng thang thoát nạn không tự đóng, buồng thang không lắp quạt tăng áp theo quy định. Có tòa nhà lại khóa cửa thoát nạn tại tầng 1, thang máy không được kết nối với hệ thống chữa cháy nên khi có sự cố cháy, nổ, thang máy không dừng lại ngay hoặc chỉ chạy đến tầng gần nhất, ảnh hưởng đến thoát nạn...

Theo Trung tá Lê Phi Hùng, cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC, trong vài năm trở lại đây, qua sự cố cháy tại các chung cư cao tầng cho thấy các tòa nhà này đều thiết kế hộp kỹ thuật (trong đó có cả buồng xả rác) trong buồng thang bộ nên khi có cháy, khói lùa vào thang bộ phong tỏa lối thoát nạn của người dân.

Mặt khác, trong hộp kỹ thuật có đường công nghệ như dây điện, cáp thông tin... có chất liệu vỏ cao su, nhựa nên khi cháy tỏa khói độc gây nguy hiểm cho người dân.

Trước những bất cập trên, trong quá trình thẩm duyệt các công trình cao tầng, Cảnh sát PCCC đã yêu cầu các đơn vị tư vấn thiết kế, chủ đầu tư không được thiết kế các hộp kỹ thuật và phòng không có chức năng trong buồng thang bộ. Mặt khác, theo tiêu chuẩn xây dựng, ở các tòa nhà cao tầng (từ 10 tầng trở lên), thang bộ là đường thoát hiểm phải được thiết kế là buồng thang kín và có điều áp buồng thang để hút khói khi có sự cố cháy. Đây là những bất cập cần sớm được khắc phục để đảm bảo an toàn về PCCC cho các nhà cao tầng đang và sẽ được xây dựng trên địa bàn Thủ đô.

Cháy chung cư, người dân cần làm gì để thoát nạn?

Theo khuyến cáo của Thượng tá Nguyễn Đình Bính, Phó trưởng Phòng Cảnh sát PCCC Công an Hà Nội, khi xảy cháy tại các khu dân cư, người dân cần bình tĩnh xử lý sự cố. Người phát hiện ra cháy cần nhấn chuông báo động được thiết kế ở mỗi tầng nhà để báo cho Ban Quản lý tòa nhà, từ đó báo động toàn bộ các hộ dân trong tòa nhà biết để thoát hiểm. Nếu đám cháy có khói, người dân nên sử dụng khăn ướt bịt miệng và mũi, tìm cách vượt qua đám khói đến đường thoát hiểm gần nhất. Nếu khói dày, nên bò thấp sát mặt sàn (nơi có không khí nhiều nhất) để đến lối thoát nạn. Tìm cách ra lan can tòa nhà, ra tín hiệu cho mọi người ở dưới mặt đất cứu. Trong một số vụ cháy, cách chui vào nhà vệ sinh tránh lửa chưa phải là cách tốt nhất bởi nếu đám cháy bao trùm sẽ hết ô xy dẫn đến ngạt thở. Do đó, nên cố gắng tìm đến lối thoát nạn gần nhất.

Hương Vũ - Hương Giang
Link gốc: http://cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2010/4/127403.cand

nguoixaydung
Senior Mod
Senior Mod

Tổng số bài gửi : 29
Join date : 16/03/2010

Về Đầu Trang Go down

Nhiều bài học từ vụ cháy chung cư 18 tầng Empty Re: Nhiều bài học từ vụ cháy chung cư 18 tầng

Bài gửi  nguoixaydung Mon Apr 05, 2010 9:17 am

Cách thoát hiểm khi cháy chung cư
16:13:59 11/03/2010
"Trong vụ cháy chung cư tối qua trên đường Lê Văn Lương, vì quá lo lắng, nhiều người đã không chú ý đến 2 lối thoát nạn mà xô đẩy nhau chạy khiến tình hình càng phức tạp", ông Tô Xuân Thiều, Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội, cho biết.
>> Hà Nội: Cháy chung cư 18 tầng, 2 người thiệt mạng

Vụ cháy khiến hai người tử vong tại tòa nhà 18 tầng tối qua đã khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt là những người đang sống ở các cao ốc.

"Nhà mình không khéo phải mua thang dây phòng ngự, nhỡ có cháy thì còn thoát ra được", chị Bình, ở chung cư 11 tầng, Mỹ Đình 1, huyện Từ Liêm, người chứng kiến từ đầu vụ việc này, lo lắng nói.

Theo ông Thiều, người dân không nên quá hoang mang trước sự cố trên. Thực ra, ở bất cứ tòa nhà nào, ngay từ khâu thiết kế, các nhà đầu tư đã phải nghĩ đến và dự phòng trước các sự cố như cháy, nổ… Trong các khu cao tầng, người ta sẽ lắp đặt hệ thống chống cháy trong tường, hệ thống thông khói tự động cũng như bố trí hai cầu thang thoát nạn…

Sau khi đám cháy xảy ra, rất đông người dân vẫn còn tập trung xung quanh và chưa hết hoảng loạn.

Ông Thiều cho rằng, trường hợp cháy tối qua khá phức tạp và đặc biệt vì đám cháy xuất phát từ thùng rác, lượng khói lớn, tỏa ra rất nhanh khiến người dân hoảng loạn. Do quá lo sợ, nhiều người đã không chú ý đến 2 lối thoát hiểm mà xô đẩy nhau chạy khiến việc thoát ra ngoài càng khó hơn.

“Một điều nữa khiến việc cứu nạn của chúng tôi hôm qua gặp khó khăn là hiện nay, phương tiện chống cháy và cứu nạn của Hà Nội chỉ mới vươn tới được đến tầng 16-17 của các tòa nhà (cần xe chống cháy chỉ dài 52 m) nên dù cố hết sức cũng không thể chạm tới tầng 18 để kéo được người dân xuống”, ông Thiều nói.

Theo ông, nếu chẳng may rơi vào hoàn cảnh chung cư có hỏa hoạn, điều đầu tiên là người dân phải hết sức bình tĩnh. Cách tốt nhất để thoát ra lúc này là mọi người nhanh chóng xuống đất theo lối thoát hiểm hay cầu thang bộ. Để tránh bị ngạt khói, trong khi di chuyển mọi người cố gắng bò hay trườn, sao cho mặt sát sàn (vì khói thường lơ lửng bên trên), đồng thời, dùng khăn mặt ẩm hay giấy ướt bịt vào mũi, mồm.

Khi các cầu thang này quá đông, một số người dân có thể tập trung ở các lan can để chờ lực lượng ứng cứu giải thoát.

Các biện pháp thoát ra ngoài khác, chẳng hạn như leo xuống đất bằng thang dây, sợi dây chống nhiệt hay nhảy xuống (với sự hỗ trợ của đệm đặt dưới mặt đất) chỉ là cách bần cùng, bởi chúng thực sự không đảm bảo an toàn. Đặc biệt, nếu nhảy từ trên cao, nhất là từ tầng 4 trở lên, xuống đất, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Cũng về vấn đề này, bác sĩ Phan Văn Nghiệm, trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TP HCM - người có kinh nghiệm trong việc tham gia xử lý thảm họa - cho biết, không ít người tử vong tai nạn là do yếu tố tâm lý.

Thay vì tự tìm cách thoát thân, nhiều người vì quá hoảng loạn đã giẫm đạp nhau hoặc ngồi yên chờ cứu hộ hay cố thoát khỏi hiện trường mà không quan tâm đến sự nguy hiểm.

Theo bác sĩ Nghiệm, trong hỏa hoạn, tử vong thường là do ngạt trước khi bị cháy, chính vì thế, điều cần thiết nhất là các nạn nhân phải bình tĩnh tìm cách thoát khỏi hoặc tránh xa những không gian gây ngạt như phòng kín và các địa điểm có thể gây nổ như bình ga, tủ lạnh, máy lạnh…

Nếu hỏa hoạn ở các chung cư, cao ốc, nên thắt quần áo, chăn màn lại thành những dây dài để thoát thân qua cửa sổ. Việc nhắm mắt lao mình xuống đất bất chấp độ cao là hoàn toàn không thể. Những người trẻ có sức khỏe hoặc bình tĩnh hơn, phải tìm cách trấn an người khác và nhanh chóng vạch kế thoát hiểm.

Đối với các tai nạn bị ngã sập, nạn nhân bị đè, vùi lấp cũng cần thật sự bình tĩnh, thở đều để chờ người đến cứu, bởi việc hoảng loạn có thể mau chóng làm bản thân kiệt sức. Đặc biệt khi thấy có người đến cứu thì cố gắng phát ra âm thanh để được phát hiện.

Đồng quan điểm với bác sĩ Phan Văn Nghiệm, tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn - Chủ nhiệm khoa Tâm lý, Trường Đại học Sư phạm TP HCM, cũng cho rằng việc tập huấn kỹ năng xử lý tình huống, chuẩn bị tâm lý cho người dân sống trong môi trường tập thể là vấn đề cần được quan tâm cấp bách.

"Tại một số nước, việc đào tạo kỹ năng đối mặt với nguy hiểm, rèn luyện khả năng kiềm chế cảm xúc, kỹ năng vượt qua những sự cố bất ngờ trước thảm họa đã được đưa vào giáo dục ở từng cấp học và những khu vực tập thể như trường học, công sở cao ốc, chung cư cao tầng… Việc làm này góp phần giảm hỗn loạn và nguy cơ tử vong rất nhiều bởi trên thực tế, qua các sự cố lớn, nhiều người chưa chết vì tai nạn thì đã chết ngất vì sợ hãi”, ông Sơn nói

Link gốc: http://cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2010/4/127390.cand

nguoixaydung
Senior Mod
Senior Mod

Tổng số bài gửi : 29
Join date : 16/03/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết